Dây Cáp Inox 201 304 316

Dây Cáp Inox 201 304 316

7 Tháng Mười Hai, 2020 Off By TUANREMY
Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]

Dây cáp inox  được sử dụng nhiều trong các nhà công nghiệp sản xuất, cụ thể thường được dùng vào các dây chuyền máy móc là chủ yếu, hoặc dây cáp của máy, dây cáp nâng dỡ máy móc, chịu ăn mòn hóa học tốt.
Dây cáp inox  cũng được sử dụng để nâng hạ hàng hóa nặng, thông qua pa-lăng, thông qua tời. Ngoài công dụng đó thì dây cáp inox còn được sử dụng để treo vật nặng, kiểu dây.

Dây cáp inox được ứng dụng vào các công trình xây dựng như neo giữ cột chống mà chúng ta thấy nhiều nhất đó là cột điện. Bên cạnh đó dây cáp inox 304 – 201 được ứng dụng vào việc chằng các cây cối, nhà cửa…

Dây cáp inox 304 – 201 được sử dụng nhiều trong việc chằng buộc hàng hóa có khối lượng nặng, cồng kềnh. Tất nhiên là những loại hàng hóa đó được chằng buộc tại những vị trí thường xuyên chịu ăn mòn mới sử dụng đến dây cáp inox 304.

Khi chúng ta muốn giăng một hệ thống lưới để che cái gì đó như che bụi, che sân bóng, che sân tập golf thì dây cáp inox 304 – 201 cũng được sử dụng nhiều.

Dây cáp inox 304 – 201 được sử dụng để trang trí nội ngoại thất như lan can hành lang hay cầu thang bằng dây cáp inox. Với mục đích tạo nên vẻ sang trọng, hiện đại cho ngôi nhà hiện đại.

Dây cáp inox cũng được sử dụng trong môi trường sạch như chế biến thức ăn, thực phẩm, sữa vì dây cáp có bề mặt rất sáng bóng, sạch sẽ lại chống ăn mòn tốt nên hợp vệ sinh, an toàn cho thực phẩm nên được sử dụng phổ biến.


Nhìn chung dây cáp inox sử dụng rất nhiều mục đích khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của từng công việc khác nhau. Tuy nhiên với khả năng chống ăn mòn tốt, chịu lực tốt, dây cáp inox là lựa chọn đúng đắn trong việc sử dụng rộng rãi cho ngành công nghiệp, đời sống, các thiết bị gần gũi với con người.
CẤU TẠO :
Cấu tạo hay cấu trúc của dây cáp inox  là một sợi dây cáp bao gồm nhiều tao cáp, mỗi tao cáp bao gồm nhiều sợi cáp được sản xuất từ thép không gỉ. Sau đó các sợi cáp được đan vào nhau tạo thành tao cáp, tao cáp được đan vào nhau xung quanh sợi dây dù màu trắng (lõi cáp), tạo thành sợi cáp.
Cách phân biệt inox 304 với inox 201 và inox 316
Inox 304, inox 201 và inox 316 là 3 loại inox thông dụng trên thị trường và cũng được sử dụng khá là phổ biến có ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp, vận tải hay đồ gia dụng gia đình.

Cách phân biệt inox 304 với inox 201 và inox 316

Inox 304, inox 201 và inox 316 là 3 loại inox thông dụng trên thị trường và cũng được sử dụng khá là phổ biến có ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp, vận tải hay đồ gia dụng gia đình.

Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại inox như: SUS430, SUS202, SUS201, SUS304, SUS316. Những chủng loại inox này khác nhau về thành phần cấu tạo vì vậy về độ bền, độ sáng bóng khác nhau. Dưới đây là 1 số đặc điểm của các loại inox phổ biến:
SUS430: nhiễm từ, bị tác động của môi trường làm hoen ố.
SUS202: nhiễm từ, bị tác động của môi trường làm hoen ố.
SUS201: không nhiễm từ (99%), bền với thời gian, nhưng tránh tiếp xúc trực tiếp với axit hay muối.
SUS304: không nhiễm từ, có thể dùng được trong mọi môi trường, luôn sáng bóng và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tính chống ăn mòn của Inox 304:

Inox 304 thể hiện được khả năng chống ăn mòn tuyệt vời của mình khi tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác nhau. Inox 304 có khả năng chống gỉ trong hầu hết các ứng dụng của ngành kiến trúc, trong hầu hết môi trường của quá trình chế biến thực phẩm và rất dễ vệ sinh. Bên cạnh đó, Inox 304 còn thể hiện khả năng chống ăn mòn của mình trong ngành dệt nhuộm & trong hầu hết các Acid vô cơ.
Loại Inox 304L đây là loại inox có hàm lượng Carbon thấp (Chữ L ký hiệu cho chữ Low, trong tiếng Anh nghĩa là thấp). 304L dùng để tránh sự ăn mòn ở mối hàn quan trọng. Còn loại Inox 304H đây là loại có hàm lượng Carbon cao hơn 304L, dùng ở những nơi đòi hỏi độ bền cao hơn. Cả Inox 304L & 304H đều tồn tại ở dạng tấm và ống, nhưng với 304H thì ít được sản xuất hơn.
– SUS316: không nhiễm từ, dùng trong mọi môi trường, kể cả những môi trường đòi hỏi độ sạch khắt khe.

Tính chống ăn mòn của Inox 316:

Inox 316 thể hiện được khả năng chống ăn mòn tuyệt vời của mình khi tiếp xúc với nhiều loại hóa chất khác nhau. Điều nổi bật của Inox 316 đó là khả năng chống rỗ bề mặt & khả năng chống ăn mòn kẽ hở trong môi trường Chloride ở nhiệt độ thường. Và khi ở trong môi trường Chloride có nhiệt độ cao hơn, khoảng 50 độ C, thì xuất hiện các hiện tượng rỗ bề mặt, ăn mòn ở những kẽ hở. Ở trong những môi trường như vậy thì Duplex là lựa chọn tuyệt vời, cụ thể là loại Inox 2205 (UNS S31803) hoặc loại inox có hàm lượng Molypden cao hơn 6% như UNS S31254.
Cả ba loại inox 316, 316L và 316H đều có khả năng chống ăn mòn giống nhau. Người ta ưu tiên dùng Inox 316L khi gặp những mối hàn quan trọng, ưu tiên sử dụng inox 316H khi cần dùng ở những nơi có nhiệt độ cao hơn.

day-cap-inox

Khi các vật thể làm bằng inox được liên kết lại với nhau với lực tác dụng như bu lông & đinh tán thì lớp ôxit của chúng có thể bị bay mất ngay tại vị trí mà chúng liên kết với nhau. Khi tháo rời chúng thì có thể thấy các vị trí đó bị ăn mòn.
Niken cũng giống như mô-lip-đen và vanađi cũng có tính năng oxy hoá chống gỉ tương tự nhưng không sử dụng rộng rãi.
Bên cạnh crôm, niken cũng như mô-lip-đen & ni tơ cũng có tính năng oxi hoá chống gỉ tương tự.
Niken (Ni) đây là thành phần thông dụng để tăng cường độ dẻo, dễ uốn, tính tạo hình thép không gỉ.
Mô-lip-đen (Mo) làm thép không gỉ có khả năng chịu ăn mòn cao trong môi trường axit. Ni tơ (N) tạo ra được sự ổn định cho thép không gỉ ở nhiệt độ âm (môi trường lạnh).
Sự tham gia khác nhau của thành phần crôm, niken, mô-lip-đen, ni tơ dẫn đến các cấu trúc tinh thể khác nhau tạo ra được tính chất cơ lý khác nhau của thép không gỉ.

Nhận biết Inox 304, inox 201, inox 316:

Theo trình bày ở trên, có thể thấy các mác thép 4xx thuộc họ thép không gỉ martensite, ferrite, các mác thép 2xx và 3xx thuộc họ thép không gỉ austenite.

Theo lý thuyết thì nhóm thép austenite nguyên bản hoàn toàn không hề nhiễm từ (không bị nam châm hút) nhưng, cũng theo trình bày trên, nhóm thép austenite bị biến cứng mạnh khi bị biến dạng dẻo nguội do có sự chuyển pha từ austenite thành martensite biến dạng ( pha martensite thì có từ tính). Vậy nên, trong thực tế, sử dụng nam châm để phân biệt các mác inox, nhất là để phân biệt các mác 2xx & 3xx, thì có thể nói là bất khả thi. Để phân biệt chính xác thì chỉ có thể dùng phương pháp phân tích thành phần hóa học (nhưng giá thành cao) hay dựa vào phương pháp nhận biết theo tia lửa mài ( và phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm).

Phân Biệt Các Loại Dây Inox

Nhóm thép 4xx: do trong thành phần có nhiều Cr và hầu như không có Ni nên khi mài sẽ tạo thành tia & hoa lửa có màu cam sẫm, phần cuối nở thành hình bông hoa. Có từ tính mạnh hơn các mác 2xx & 3xx
Nhóm thép 2xx: do 1 phần Ni được thay thế bằng Mn nên nếu cùng độ dày với mác 3xx, khi bẻ hay uốn sẽ có cảm giác cứng hơn. Khi mài, chùm tia có màu vàng cam sáng, tia lửa dày, xuất hiện hoa lửa nhiều cánh hơn (so với 3xx)
Nhóm thép 3xx: khi mài, chùm tia có màu vàng cam, có số cánh hoa lửa ít, dọc theo tia lửa có các đốm sáng nhấp nháy.
Cáp Việt Nhật tự hào là nhà phân phối hàng đầu các sản phẩm, vật liệu inox tại miền Nam. Chúng tôi luôn mang những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất đến tận tay khách hàng. Sự hài lòng của Quý khách hàng chính là thành công lớn nhất của chúng tôi.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ chúng tôi để nhận bảng báo giá các sản phẩm dây cáp inox, lưới inox…